Cách vệ sinh điều hòa là một trong những thông tin quan trọng người dùng cần quan tâm trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình, nếu bạn đang sở hữu sản phẩm này, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây nhé!
1. Bao lâu nên vệ sinh điều hòa 1 lần?
– Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và nhu cầu của mỗi gia đình mà thời gian giữa 2 lần vệ sinh điều hòa có sự khác biệt.
+ Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 – 8 tiếng/ngày.
+ Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
+ Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Do tần suất hoạt động có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc, nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng 1 lần.
– Ngoài ra bạn nên thực hiện cách vệ sinh điều hòa khi sản phẩm xuất hiện một trong những biểu hiện sau:
+ Điều hòa kém mát, dẫn đến chạy mãi không ngắt.
+ Điều hòa chạy thổi ra hơi có mùi hôi khó chịu
+ Dàn lạnh điều hòa bị chảy nước khi chạy
– Khi đó bạn cần vệ sinh điều hòa để đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động hiệu quả cũng như mang đến nhiều lợi ích như: Tạo không khí trong sạch, mát mẻ, tăng khả năng làm lạnh, tăng tuổi thọ điều hòa,…
2. Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà
Để vệ sinh điều hòa 1 chiều hay điều hòa 2 chiều tại nhà đúng cách, bạn cần thực hiện 6 bước sau đây.
Bước 1: Kiểm tra điều hòa có hoạt động bình thường hay không
– Trước khi vệ sinh, bạn cần phải kiểm tra điều hòa có hoạt động bình thường không bằng cách điều chỉnh xuống nhiệt độ thấp nhất. Sau đó kiểm tra khả năng làm lạnh.
– Sau đó dùng remote điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường không. Nếu mọi thứ đều ổn thì hãy chuyển sang bước tiếp theo.
– Nếu thiết bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc khi vận hành, bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa, bảo hành trước khi tiến hành quy trình vệ sinh điều hòa.
Bước 2: Cách vệ sinh điều hòa – Tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh (cục lạnh)
– Để tháo lắp dàn lạnh, đầu tiên bạn cần phải tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt (hình bên dưới).
– Tiếp theo bật nắp trước điều hòa theo chiều lên trên.
– Sau đó tháo tấm lọc bụi ra khỏi thân máy.
– Dùng tua vít 4 cạnh để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó tháo bỏ vỏ máy bên ngoài, chúng ta sẽ thấy được bộ phận cần vệ sinh bên trong (dàn trao đổi nhiệt).
– Dùng bọc chuyên dụng bọc lại cục lạnh để tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh.
– Dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh. Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm tránh tình huống nước văng vào làm chập điện, hư hỏng máy.
– Dùng vòi xịt để xịt rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trên cục lạnh. (Lưu ý: Khi thực hiện cách vệ sinh điều hòa, bạn không được xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch).
– Xịt rửa cánh quát lồng sóc và quạt lồng sóc. Đây là bộ phận nằm bên trong nhưng vẫn chứa khá nhiều bụi bẩn cần vệ sinh
– Xịt rửa, vệ sinh bộ lọc không khí đã tháo ra trước đó.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
– Việc vệ sinh dàn nóng có phần đơn giản hơn so với dàn lạnh, đầu tiên bạn cần tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các chốt giữ.
– Xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong cục nóng.
– Tiếp theo bạn cần xịt rửa bụi bẩn bám ở mặt sau cục nóng.
– Xịt rửa vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó. (Lưu ý: Không được xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, mạch điện).
– Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt là hoàn thành xong cách vệ sinh điều hòa cho dàn nóng
Xem thêm:
Dịch Vụ Vệ Sinh Máy Lạnh Đà Nẵng Chuyên Nghiệp
Bước 4: Kiểm tra gas điều hòa, nạp thêm nếu thiếu
– Gas đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của điều hòa, vì thế chúng ta cần phải kiểm tra gas có đủ hay không, có bị rò hay không,… Nếu thiếu thì phải bơm thêm vào theo đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất.
– Để kiểm tra gas, đầu tiên bạn cần tháo ốp bảo vệ mạch điện bằng tua vít 4 chấu.
– Kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng để tiến hành đo gas.
– Dùng Ampe kế để đo dòng điện trên máy.
– Đối chiếu áp suất gas trên đồng hồ đo gas và dòng điện trên Ampe kế với các thông số từ nhà sản xuất. Từ đó tính ra ra điều hòa của bạn có bị thiếu gas hay không? Nếu thiếu thì bạn cần phải nạp thêm.
Bước 5: Vệ sinh tổng thể, dọn dẹp khu vực làm việc
– Hoàn thành cách vệ sinh điều hòa bằng cách vệ sinh tổng thể toàn bộ cục nóng, cục lạnh (dùng khăn sạch lau lại).
Bước 6: Kiểm tra điều hòa lần cuối
– Sử dụng remote khởi động điều hòa, sau đó hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra điều hòa có hoạt động bình thường hay không?
3. Những lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa tại nhà
– Khi vệ sinh tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
– Tuyệt đối không được để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay mưa gió, tránh làm hư bo mạch.
– Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng mát dây.
Nếu bạn thấy quá trình vệ sinh điều hòa inverter nhé. phức tạp hoặc không thể thực hiện được, hãy liên hệ bên bảo hành hoặc những đơn vị chuyên môn hỗ trợ bạn
Với những thông tin về cách vệ sinh điều hòa trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những trải nghiệm ưng ý. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Chi tiết vui lòng liên hệ: FiveSS – Nơi kết nối các đội thợ thầu
Hotline: 1900.63.60.83
Website: Fivess.vn